Sổ hộ tịch và sổ hộ khẩu là hai loại giấy tờ pháp lý quan trọng, gắn liền với mỗi người dân. Vậy sổ hộ tịch là gì? Ai là người quản lý sổ hộ tịch? Có sự khác nhau giữa sổ hộ tịch và sổ hộ khẩu không?

so-ho-tich-la-gi-phan-biet-su-khac-nhau-giua-so-ho-tich-voi-so-ho-khau

Quảng Cáo

Luật sư tư vấn pháp luật về quản lý hộ tịch, sổ hộ tịch: 1900.6568

1. Sổ hộ tịch là gì?

Căn cứ theo Khoản 3 Điều 4 Luật hộ tịch năm 2014 có định nghĩa như sau:

Quảng Cáo

‘Sổ hộ tịch là sổ giấy được lập và lưu giữ tại cơ quan đăng ký hộ tịch để xác nhận hoặc ghi các sự kiện hộ tịch quy định tại Điều 3 của Luật này.’

  • Các sự kiện hộ tịch được ghi nhận trong sổ hộ tịch bao gồm:

1. Xác nhận vào Sổ hộ tịch các sự kiện hộ tịch:

Quảng Cáo

a) Khai sinh;

b) Kết hôn;

c) Giám hộ;

d) Nhận cha, mẹ, con;

đ) Thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, bổ sung thông tin hộ tịch;

e) Khai tử.

2. Ghi vào Sổ hộ tịch việc thay đổi hộ tịch của cá nhân theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền:

a) Thay đổi quốc tịch;

b) Xác định cha, mẹ, con;

c) Xác định lại giới tính;

d) Nuôi con nuôi, chấm dứt việc nuôi con nuôi;

đ) Ly hôn, hủy việc kết hôn trái pháp luật, công nhận việc kết hôn;

e) Công nhận giám hộ;

g) Tuyên bố hoặc hủy tuyên bố một người mất tích, đã chết, bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.

3. Ghi vào Sổ hộ tịch sự kiện khai sinh; kết hôn; ly hôn; hủy việc kết hôn; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; xác định cha, mẹ, con; nuôi con nuôi; thay đổi hộ tịch; khai tử của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.

4. Xác nhận hoặc ghi vào Sổ hộ tịch các việc hộ tịch khác theo quy định của pháp luật.

Điều 58 Luật Hộ tịch 2014 quy định như sau:

1. Sổ hộ tịch là căn cứ pháp lý để lập, cập nhật, điều chỉnh thông tin hộ tịch của cá nhân trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử

Mỗi loại việc hộ tịch phải được ghi vào 01 quyển sổ, các trang phải đóng dấu giáp lai; Sổ hộ tịch được lưu giữ vĩnh viễn theo quy định của pháp luật.

2. Việc khóa Sổ hộ tịch được thực hiện vào ngày cuối cùng của năm. Khi khóa Sổ hộ tịch phải ghi rõ tổng số trang và tổng số sự kiện hộ tịch đã đăng ký; người đứng đầu cơ quan đăng ký hộ tịch ký, đóng dấu.

Giấy tờ, đồ vật hoặc chứng cứ khác đã nộp khi đăng ký hộ tịch phải được lưu trữ, bảo quản theo quy định của pháp luật về lưu trữ.

  • Cơ quan có thẩm quyền đăng ký hộ tịch và quản lý hộ tịch:

Các khoản 1 và 5 Điều 4 Luật Hộ tịch năm 2014 quy định:

* Cơ quan đăng ký hộ tịch là Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương, Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài

* Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch gồm cơ quan đăng ký hộ tịch, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và cơ quan khác được giao thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

2. Sổ hộ tịch tiếng Anh là gì?

WEBSITE UY TÍN ĐẶT CƯỢC WORLD QATAR 2022

Sổ hộ tịch theo tiếng Anh là: Civil status book

3. Sự khác nhau giữa sổ hộ tịch và sổ hộ khẩu

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *